Dụng cụ chữa cháy ngày nay được gọi với cái tên phổ biến hơn đó là thiết bị phòng cháy chữa cháy. Các vụ cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều nhất là ở các địa bàn thành phố lớn, hộ dân cư được phân bố với mật độ cao có khả năng xảy ra […]
Dụng cụ chữa cháy ngày nay được gọi với cái tên phổ biến hơn đó là thiết bị phòng cháy chữa cháy. Các vụ cháy nổ xảy ra ngày càng nhiều nhất là ở các địa bàn thành phố lớn, hộ dân cư được phân bố với mật độ cao có khả năng xảy ra tình trạng cháy nổ ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà các dụng cụ chữa cháy hay các thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị đầy đủ và chất lượng ngày càng được đảm bảo, có sự vào cuộc kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng. Nếu ở nơi làm việc, sinh sống của bạn có trang bị đủ thiết bị PCCC sẽ giúp bạn chủ đông trong việc giải quyết tình huống phát sinh, cứu vãn, giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất về người và tài sản.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm những gì đang là câu hỏi của nhiều người đang quan tâm. Hiểu biết đầy đủ về tất cả dụng chữa cháy giúp bạn hành xử nhanh nhẹn và tốt hơn. Hệ thống các thiết bị phòng cháy chữa cháy bao gồm: Hệ thống báo cháy; Phương tiện chữa cháy thông dụng; Phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp. Đầu tiên hãy cũng tìm hiểu về hệ thống báo cháy.
Hệ thống báo cháy là danh sách các phương tiện giúp người dùng nhanh chóng phát hiện có sự cố đang xảy ra. Khi nhận biết được nguy hiểm, hệ thống báo cháy sẽ phát ra cảnh bảo để giúp người dùng kịp thời có phương án xử lí nhanh nhất. Một hệ thống báo cháy gồm trung tâm báo cháy, đầu vào và đầu ra.
Trung tâm báo cháy: là bộ phận sẽ phát thông báo, bộ phận này có dạng hình chữ nhật, có màu đỏ và có chứa mainboard, biến thế và phần ắc quy
– Thiết bị ở đầu vào: là hệ cảm biến nhận biết khói, gas, lửa… và hệ thống giám sát để kịp thời phát hiện đám cháy. Ở hệ thống này thường có theo một công tắc khẩn. Khi phát hiện ra đám cháy có thể ấn vào công tắc
– Thiết bị ở đầu ra: Hệ thống nhận được thông tin về đám cháy sẽ chuyển các tín hiệu tới đầu ra. Đó là bảng điều khiển, control module, chuông, đèn… Khi đó mọi người có thể nhận được thông báo rằng có đám cháy đang xảy ra.
Một hệ thống báo cháy có giá dao động trong khoảng 1,1tr – 1,3tr đối với một hệ thống báo cháy thông thường ở môi trường nhà ở, trường học quy mô nhỏ, văn phòng.
Phương tiện chữa cháy thông dụng là các phương tiện để ngăn chặn đám cháy lan rộng ra hơn. Để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Chủ yếu và được biết đến nhiều nhất vẫn là bình chữa cháy. Bình chữa cháy hiện nay trên thị trường có hai loại phổ biến nhất là bình chữa cháy dạng khí CO2, và bình chữa cháy dang bột.
Bình chữa cháy dạng khí CO2: thường dụng cụ chữa cháy này được sử dụng để dập các đám cháy nhỏ, mới xuất hiện, ở trong không gian giới hạn. Sử dụng phù hợp nhất để dập các đám cháy linh kiện điện tử. Giá của bình chữa cháy dạng khí tùy theo kích cỡ. Giá bình chữa cháy MT3 khoảng 300-450 nghìn đồng. Đối với loại bình 12 lít có giá khoảng 1 triệu – 1,5 triệu. Đối với loại bình lớn 40 lít có giá khoảng 2,5 triệu – 3 triệu đồng.
Bình chữa cháy dạng bột là bình chữa cháy có thể dập được hầu hết các đám cháy, phát huy công dụng đặc biệt dập các đám cháy xăng dầu. Ngoài ra bình chữa cháy dạng bột hạn chế sử dụng chữa đám cháy vi mạch điện tử, dễ làm hỏng bảng điện tử điện khi đã dập cháy xong. Giá bình chữa cháy bột dao động từ 140 ngàn đồng – 240 ngàn đồng. Bình chữa cháy dạng xe đẩy 35kg có giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp rất cần thiết được sử dụng cho các đám cháy lớn, như các đám cháy ở chung cư, nhà máy, công xưởng lớn. Các thiết bị có thể kể tới như là: Hệ thống dập lửa Sprinkler, sử dụng nước để dập lửa. Tuy nhiên không thể sử dụng cho các đám cháy có chứa xăng, dầu, vi mạch điện tử. Hệ thống này đạt tới năng suất chữa cháy hồng thủy dùng trong các khu vực rộng lớn, chữa cháy khí được sử dụng ở những nới khó cứu hỏa. Khi phun vào sẽ làm giảm lượng oxy trong đám cháy, từ đó có thể dập lửa. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy này thường được sở hữu bởi các lực lượng chức năng, có nghiệp vụ chuyên nghiệp.