Thao tác sử dụng bình chữa cháy bạn đã biết chưa? Trong những năm gần đây có rất nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra. Do bất cẩn, thiếu hiểu biết và không phòng bị về phòng cháy chữa cháy. Gây hậu quả nghiêm trọng tính mạng và tài sản. Việc trang bị và sử dụng […]
Thao tác sử dụng bình chữa cháy bạn đã biết chưa? Trong những năm gần đây có rất nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra. Do bất cẩn, thiếu hiểu biết và không phòng bị về phòng cháy chữa cháy. Gây hậu quả nghiêm trọng tính mạng và tài sản. Việc trang bị và sử dụng bình chữa cháy đúng là cực kỳ quan trọng. Nhất là trong các tòa nhà văn phòng cao tầng, chung cư, nhà xưởng… Vai trò và tầm quan trọng của bình cứu hỏa thì ai cũng biết. Nhưng bạn đã biết cách sử dụng bình cứu hỏa chưa?
Việc trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được quy định, ban hành bằng văn bản. Với nhiều loại như: thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy, thiết bị chữa cháy tự động…
Sự cố cháy nổ xảy ra nhanh và diễn biến phức tạp mà không lường trước được. Khi trang bị sẵn bình cứu hỏa giúp phần nào xử lý nhanh, dập lửa tại chỗ. Hạn chế được tình trạng lửa bùng phát cháy lan ra xung quanh. Hoặc dập tắt ngọn lửa nhỏ ngay tại chỗ trong thời gian chờ lực lượng chức năng tới xử lý. Chính vì thế luôn có bình cứu hỏa để sẵn sàng dập lửa nếu có hỏa hoạn. Theo dõi bài viết sau đây để biết cách thao tác sử dụng bình chữa cháy sao cho đúng kỹ thuật.
Bình chữa cháy hay còn gọi là bình cứu hỏa có hai loại. Bình dạng khí CO2 và bình dạng bột ABC, BC. Mỗi loại được sử dụng trong các đám cháy khác nhau. Chức năng, cấu tạo và cách sử dụng của chúng cũng khác.
Thân bình hình trụ đứng, sơn màu đỏ được làm từ thép đúc. Có gắn nhãn mác của nhà sản xuất, thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng. Trong bình gồm khí CO2 được nén chặt với áp suất cao. Có ống nhựa dẫn khí CO2 lỏng ra ngoài.
Cụm van có cấu tạo vặn một chiều được làm bằng hợp kim đồng. Phía trên đồng thời là tay xách và cò bóp. Tại đây có chốt an toàn đảm bảo chất lượng. Khi áp suất trong bình tăng cao van sẽ tự xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn
Khi có sự cố hỏa hoạn cần di chuyển bình tới gần điểm cháy. Cần thao tác sử dụng bình chữa cháy đúng theo các bước. Rút chốt an toàn trên bình cứu hỏa. Tay phải bóp cò tay trái cầm loa phun của bình. Hướng loa phun về đám cháy và có khoảng cách từ 0,5 – 1,5m. Bóp mạnh van xả mỏ vịt để khí CO2 thoát ra khỏi bình dưới dạng tuyết thán. Tác dụng làm lạnh đám cháy ngăn ngọn lửa lan rộng. quét qua quét lại loa phun cho tới khi dập tắt đám cháy hoàn toàn.
Tuy nhiên bình chữa cháy dạng khí CO2 chỉ có khả năng dập tắt các đám cháy. Cháy thiết bị điện, điện tử hay đám cháy khí, chất lỏng gây ra… Bình cứu hỏa khí chỉ sử dụng ở không gian trong nhà như: văn phòng, nhà ở, cửa hàng, nhà xưởng…
Khi sử thao tác sử dụng bình chữa cháy dạng khí không cầm vào loa phun. Tránh phun khí trực tiếp lên người sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh. Không dùng để dập các đám cháy bắt nguồn từ kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc…chúng có tính khử dễ gây cháy nổ và làm lửa phát triển mạnh hơn.
Cấu tạo
Cấu tạo bình chữa cháy dạng bột tương đối giống loại bình khí. Tuy nhiên, có những điểm khác như: Bên trong bình là bột dập cháy, loại bột silicom hóa. Phần khí đẩy không cháy, có thể là khí trơ như: Nitơ, cacbonic, cacbon hiđrô… Bột chữa cháy có 2 loại là: MFZ (BC) và MFZL (ABC).
Dây vòi và loa phun nối liền với cụm van xả trên bình. Nếu loa phun của bình khí to và thì loa phun bình bột ngắn và nhỏ hơn.
Thao tác sử dụng bình chữa cháy dạng bột như thế nào?
Khi có sự cố cháy, bình được chuyển tới gần đám cháy. Cầm bình lên xóc vài lần trước khi sử dụng. Giật chốt an toàn, hướng loa phun vào đám cháy. Sao cho loa phun cách đám cháy khoảng 1.5m và là đầu hướng gió. Bóp mạnh van để bột chữa cháy phun ra khi khí yếu đứng gần đám cháy hơn. Di loa phun qua lại cho đến khi đám cháy ngừng hẳn. Cần thao tác sử dụng bình chữa cháy đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Loại bình ABC dập tắt hầu hết các đám cháy rắn, lỏng, khí và cháy thiết bị điện. Còn bình BC dùng cho đá, cháy về dầu mỏ, cháy do khí gas…. Bình khí được sử dụng với các đám cháy ngoài trời, đám cháy nhỏ.
Lưu ý:
Trước khi sử dụng cần xóc bình lên xuống để bột tơi, tránh bị tắc bột. Với đám cháy chất lỏng cần phun bao phủ lên bề mặt cháy. Không phun trực tiếp xuống chất lỏng làm bắn ra ngoài gây cháy to.
Hi vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn nắm bắt được cấu tạo của các loại bình chữa cháy. Từ đó thao tác sử dụng bình chữa cháy sao cho đúng với chủng loại và với từng trường hợp hỏa hoạn.