Lắp đặt hệ thống báo cháy tại bình dương, Hệ thống báo cháy có những thiết bị và thành phần như thế nào? Nguyên lý hoạt động và một số thông tin cần biết về hệ thống báo cháy mà bạn không nên bỏ qua là gì
Lắp đặt hệ thống báo cháy mới nhất hiện nay ra sao? Hệ thống báo cháy có những thiết bị và thành phần như thế nào? Nguyên lý hoạt động và một số thông tin cần biết về hệ thống báo cháy mà bạn không nên bỏ qua là gì?… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua những chia sẻ sau.
Về cơ bản bạn có thể hiểu hệ thống báo cháy là tập hợp các thiết bị có khả năng phát hiện và cảnh báo các sự cố về cháy nổ dựa vào sự thay đổi các yếu tố môi trường: khói, nhiệt, nồng độ Carbon Monoxide, lửa…
Các báo động của hệ thống này có thể được kích hoạt tự động từ các đầu báo cháy hoặc qua sự tác động của con người. Âm lượng chuông báo cháy được cài đặt ở một tần số nhất định để đảm bảo có thể đưa ra báo động trong khu vực hệ thống được lắp đặt, chỉ định. Hệ thống báo cháy bảo vệ công trình 24/24, giúp phát hiện sớm sự cháy nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Hiện nay các nguy cơ về cháy nổ ngày càng tăng cao, nhất là những khu vực tập trung đông dân cư. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống báo cháy là bắt buộc và hết sức cần thiết để đảm bảo cho bạn:
– Có một môi trường làm việc, học tập và sinh sống an toàn nhất;
– Hiệu quả cao mà không cần sự tham gia của con người;
– Hạn chế tối đa các tổn thất về người và tài sản khi có sự cố cháy nổ phát sinh…;
Trong mỗi hệ thống báo cháy thường được chia ra làm 3 nhóm thiết bị khác nhau:
+ Tủ trung tâm, có chức năng cấp/nhận tín hiệu cho toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Màn hình hiển thi khu vực khi có sự cố, giám sát toàn bộ hệ thống 24/24.
+ Thiết bị đầu vào (báo khói, báo nhiệt, báo gas, lửa…), có chức năng phát hiện sớm các nguy cơ cháy nổ tại khu vực được lắp đặt và truyền tín hiệu về tủ trung tâm.
+ Thiết bị đầu ra. (Chuông báo cháy, đèn báo cháy..), có chức năng phát báo động khi nhận tín hiệu sự cố từ trung tâm báo cháy.
3 thiết bị này được liên kết chặt chẽ với nhau,cài đặt để làm việc ở 3 chế độ khác nhau để hình thành 1 hệ thống báo cháy tự động:
Trong trường hợp không có sự cố hoặc đám cháy nào xảy ra thì hệ thống báo cháy sẽ hoạt động ở trạng thái giám sát. Ở trạng thái này các mạch vẫn luôn có dòng điện đi qua, hệ thống tủ trung tâm vẫn liên tục gửi và nhận tín hiệu từ các thiết bị đầu vào và ra của hệ thống một cách ổn định.
Khi tủ trung tâm gửi tín hiệu đến các thiết bị đầu vào, đầu ra mà không nhận được phản hồi hoặc tín hiệu báo lỗi thì hệ thống báo cháy sẽ tự động chuyển sang trạng thái sự cố. Lúc này, tùy thuộc vào mức độ sự cố mà tủ trung tâm sẽ đưa ra các hình thức cảnh báo khác nhau thông qua màu đèn trên tử. Khi lỗi được khắc phụ thì hệ thống sẽ tự động chuyển trạng thái về chế độ giám sát.
Khi phát hiện ra sự cố về cháy nổ thì thiết bị đầu vào (báo khói, nhiệt, hồng ngoại, tia lửa, nút nhấn khẩn cấp…) sẽ được kích hoạt. Khi được kích hoạt chúng sẽ gửi tín hiệu đến tủ trung tâm để từ đó kích hoạt tới thiết bị đầu ra (chuông, đèn..) và đưa ra các cảnh báo về âm thanh, hình ảnh và ánh sáng… Từ đó giúp việc phát hiện sự cố cháy nổ và công tác xử lý sự cố được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy tại PCCC Hoàng Gia thông qua các bước cơ bản như sau:
Sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, bước đầu tiên chúng tôi sẽ cử nhân viên kỹ thuật tới công trình kiểm tra khảo sát mặt bằng và đưa ra phương án báo cháy để từ đó có thể tính toán số lượng các thiết bị tổng thể cho công trình. Lên bản vẽ thiết kế thi công, số lượng cho từng khu vực một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu và phương án phòng cháy chữa cháy của từng công trình, chúng tôi sẽ sử dụng từng loại thiết bị cảm biến phù hợp với đặt thù từng công trình (Ví dụ: Đối với những khu vực sản xuất có nhiều bụi và khói thì sẽ lắp đặt đầu báo nhiệt, những khu vực cao và rộng sẽ lắp đặt cảm biến hồng ngoai..v..v..). Dung lượng, khoảng cách bố trí thiết bị. Đồng thời cũng lên được phương án đi dây nguồn, dây tín hiệu sao cho tối ưu, thẩm mỹ và giảm chi phí cho chủ đầu tư.
Sau khi đã lên được bản vẽ tổng thể và phương án thi công chi tiết thì tiến hành nhập đầy đủ các vật tư, thiết bị cần sử dụng. Sau đó thực hiện đi dây cáp tín hiệu cho hệ thống vào đầy đủ các vị trí cần thiết: vị trí báo khẩn, vị trí trung tâm hệ thống báo cháy, đầu báo khói, nhiệt, thiết bị nhận diện đám cháy…
Khi đi dây yêu cầu đảm bảo được 2 yếu tố: tính thẩm mỹ và tính an toàn đạt chuẩn. Các dây phải đảm bảo 100% đều được luồn vào phía trong ống luồn dây để tăng độ bền và tính an toàn cho hệ thống, thi công gọn gàng và dễ kiểm tra bảo trì lại về sau.
Sau khi đã đi dây xong, chúng tôi tiến hành đo điện trở cho hệ thống để đảm bảo việc lắp đặt tiến hành đúng theo các tham số kỹ thuật và đảm bảo được an toàn cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Khi đo điện sử dụng các thiết bị đo chuyên biệt. Cách mạch dây thông suốt, tiếp điểm đạt chuẩn theo yêu cầu, tiêu chuẩn.
Sau khi đã tiến hành đo điện trở và đảm bảo các hệ thống dây nguồn, tín hiệu lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, tiến hành thực hiện cách lắp đặt hệ thống báo cháy tiếp theo với các thiết bị như:
– Thi công lắp đặt và cài đặt trung tâm báo cháy: Trung tâm báo cháy là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống báo cháy. Nó cung cấp nguồn, tín hiệu và giám sát toàn bộ hệ thống báo cháy, nhận diện và xử lý dấu hiệu báo cháy, sự cố.
– Lắp đặt đầu báo khói, nhiệt…: Đầu báo khói, nhiệt…. là bộ phận có chức năng giám sát các hoạt động, nhận biết dấu hiệu của cháy qua nồng độ khói, nhiệt để từ đó báo tín hiệu về cho trung tâm xử lý. Vì thế sau khi đã tiến hành lắp đặt trung tâm báo cháy xong thì thực hiện luôn việc lắp đặt hệ thống báo khói, nhiệt..;
– Lắp đặt công tắc báo cháy khẩn cấp: Để tiện cho việc báo cháy trong trường hợp khẩn cấp mà các thiết bị đầu báo chưa đạt ngưỡng báo thì có thể báo cháy khẩn cấp bằng tay để hệ thống cảnh báo cho toàn bộ khu vực được lắp đặt, công tắc báo cháy khẩn cấp thường trang bị tại những nơi dễ thấy: hành lang, cửa ra vào, cầu thang. Lưu ý để tiện cho việc vận hành, sử dụng chúng ta nên lựa chọn các dòng công tắc nhấn hoặc kéo khẩn cấp;
– Lắp đặt chuông, còi, đèn báo cháy: Chuông, Còi, đèn báo cháy có chức năng báo động cụ thể vị trí xảy ra đám cháy và âm lượng, ánh sáng để cảnh báo người trong khu vực có thể nge, nhìn thấy rõ để sớm xử lý sự cố cháy nổ ngay lập tức. Thường được lắp đặt thiết bị này tại phòng bảo vệ, cầu thang, những vị trí thoáng đãng để đảm bảo toàn bộ các khu vực khác trong công trình được giám sát bởi hệ thống báo cháy có thể nge, nhìn thấy;
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hệ thống báo cháy.
Trong quá trình vận hành, sử dụng hệ thống báo cháy thường phát sinh những lỗi như:
– Chuông báo cháy không bật;
– Đường dây nguồn, tín hiệu bị hỏng hóc do các tác động bên ngoài;
– Các thiết bị đầu vào không nhận được nguồn cấp và tín hiệu nên không có khả năng nhận biết các tín hiệu khói, nhiệt khí gas…;
– Hệ thống hoạt động không ổn định và phát tín hiệu sai, báo cháy giả…;
Để hạn chế tình trạng trên thì sau khi lắp đặt, chúng tôi sẽ thường xuyên đến kiểm tra, vận hành thử hệ thống. Ngoài ra, khi phát hiện các lỗi nếu có, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. (Hỗ trợ 24/24)
Có thể nói, phòng cháy chữa cháy luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống và sản xuất hàng ngày. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy chọn cho mình những hệ thống báo cháy, nhà thầu cung cấp thi công tốt nhất để có thể bảo vệ tối đa tính mạng và tài sản của chính mình. Ngoài ra, để có được cho mình một hệ thống chữa cháy phù hợp, hướng dẫn lắp đặt hệ thống báo cháy chi tiết và mức báo giá lắp đặt hệ thống báo cháy, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.