Bảo trì hệ thống PCCC định kỳ là công tác quan trọng và bắt buộc theo quy định của luật PCCC, với mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra đảm bảo các thiết bị trọng hệ thống PCCC luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Đối với các hệ […]
Bảo trì hệ thống PCCC định kỳ là công tác quan trọng và bắt buộc theo quy định của luật PCCC, với mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra đảm bảo các thiết bị trọng hệ thống PCCC luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Đối với các hệ thống PCCC tại những công trình lớn như: khu nhà cao tầng; chung cư; trung tâm thương mại; trụ sở công ty; khu công nghiệp… Công tác này cần được thực hiện định kỳ thường xuyên bởi đơn vị có năng lực thực hiện, đúng tiêu chuẩn để đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, kịp thời phát hiện đám cháy và xử lý nhanh chóng; bảo vệ công trình, giảm thiếu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản.
Bảo trì hệ thống PCCC là một trong những vấn đề quan trọng, bắt buộc và cực kỳ cần thiết trong các tòa nhà; chung cư hay những công trình đã lắp đặt hệ thống PCCC. Nếu trong thời gian dài không bảo trì hệ thống PCCC sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như hệ thống bị hỏng; han gỉ và không thể hoạt động khi có sự cố hỏa hoạn. Thực trạng hiện nay có thấy mỗi năm tình trạng cháy nổ có xu hướng tăng dần. Đặc biệt tại các khu nhà cao tầng diễn biến cháy nổ ngày một tăng cao; gây thiệt hại về người và tài sản. Bên cạnh đó việc nâng cao nhận thức về công tác PCCC còn nhiều hạn chế; chưa chỉ ra đúng tầm quan trọng của việc kiểm tra, bảo trì định kỳ.
Do lâu ngày không có hoạt động kiểm tra, bảo trì khiến cho hệ thống PCCC gặp trục trặc, không sử dụng được. Gây ra thiệt hại lớn về tài sản và con người. Bởi vậy việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì là rất quan trọng và cần được thực hiện định kỳ thường xuyên. Nhằm đảm bảo khi có cháy nổ xảy ra các hệ thống PCCC vẫn hoạt động bình thường ở trạng thái tốt nhất.
Những nơi dễ xảy ra hỏa hoạn bao gồm: các công trình xây dựng; nhà ở; bệnh viện; khu công nghiệp; nhà máy; công trình thủy lợi…Việc lắp đặt hệ thống thiết bị PCCC tại các địa điểm này sẽ nâng cao được hiệu quả PCCC. Trong những trường hợp nguy hiểm có thể xử lý nhanh chóng và giảm thiểu được các tình trạng thiệt hại. Việc bảo trì hệ thống PCCC cần được thực hiện định kỳ và cẩn thận bởi đơn vị có đầy đủ chức năng, năng lực.
1. Bảo trí hệ thống báo cháy.
– Hệ thống báo cháy bao gồm các thiết bị báo cháy, thiết bị thoát hiểm, đèn báo sự cố, đèn lối thoát EXIT…
– Báo cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống Phòng cháy chữa cháy. Là yếu tố phát hiện hỏa hoạn khi vừa xuất hiện nhằm giúp cho công tác phát hiện và chữa cháy sớm, trở nên dễ dàng hơn. Cần kiểm tra tất cả thiết bị trong hệ thống báo cháy có hoạt động hay không?; xác định các lỗi và xử lý để đưa hệ thống luôn luôn trong trạng thái hoạt động bình thường; kiểm tra chất lượng nhận biết tín hiệu cháy nổ của các thiết bị, âm thanh và ánh sáng báo động.
2. Bảo trì hệ thống chữa cháy.
– Hệ thống chữa cháy bao gồm bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, màng ngăn cháy lan, van tủ vòi chữa cháy, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy….
– Hệ thống chữa cháy có tác dụng dập tắt các đám cháy nhanh chóng; tránh hiện tượng lan rộng ra các khu vực lân cận. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động bình thường cần lưu ý tới việc kiểm tra thường xuyên và bảo trì định kỳ, tránh trường hợp rủi ro về người và tài sản.
– Kiểm tra đường ống dẫn, cấp nước chữa cháy, hệ thống van xã, tủ vòi, lăng phun, đầu phun tự động…Kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động của tủ điều khiển máy bơm cứu hỏa và các máy bơm cứu hỏa trong hệ thống.
– Kiểm tra tình trạng của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa cần lưu ý đến đèn báo, các tiếp điểm, thiết bị khởi động trong tủ điều khiển. Kiểm tra đèn pha để test nguồn 3 pha có đủ điện vào hay không. Kiểm tra các đèn báo quá tải để xem xét máy bơm nào bị quá nhiệt hay quá tải hay không. Các giá trị điện áp nguồn vào có đủ từ đồng hồ volt và ampe.
– Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van, độ kín của hệ thống hút chân không.
– Tiến hành kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường hay không; CB có hoạt động ở trạng thái ổn cả CB tổng và CB điều khiển. Test các tiếp điểm có đóng ngắt đúng hay không và tiến hành đo lại giá trị điện áp vào AC và nguồn ra DC của bình.
– Kiểm tra các máy bơm phòng cháy chữa cháy và phân lợi xem các máy bơm thuộc loại nào. Kiểm tra máy bơm đang ở trạng thái nào; có xảy ra hiện tượng quá nhiệt hay không; tốc độ quay ở mức nào; máy có phát ra tiếng kêu bất thường hay bị rò rỉ điện không. Kiểm tra nhớt và dung dịch làm mát động cơ nổ.
– Kiểm tra đường ống dẫn nước trong hệ thống, các hệ thống van khóa và các vòi phun nước cứu hóa kỹ càng, tránh rò rỉ. Áp lực luôn luôn được duy trì trong đường ống theo quy định.
Phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi trong hệ thống nếu có.