Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường tại Bình Dương

Hệ thống chữa cháy vách tường ngày càng được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà, công trình nhờ vào sự chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy. Hệ thống chữa cháy vách tường được sử dụng trong rất nhiều chung cư lớn, cao cấp hiện nay. Hệ thống chữa cháy vách […]

Giá: Liên Hệ

Giới thiệu Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường tại Bình Dương

Hệ thống chữa cháy vách tường ngày càng được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà, công trình nhờ vào sự chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy. Hệ thống chữa cháy vách tường được sử dụng trong rất nhiều chung cư lớn, cao cấp hiện nay.

Hệ thống chữa cháy vách tường là một trong những hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản nhất dễ dàng khống chế và dập tắt đám cháy thông dụng nhất hiện nay.

Hệ thống chữa cháy vách tường là gì ?

Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống sử dụng nước để chữa cháy là chủ yếu, hệ thống này thường được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy, những nơi trọng yếu. Hệ thống sử dụng nước với áp lực cao phun trực tiếp vào đám cháy

Ngoài bình chữa cháy thì hệ thống chữa cháy vách tường được đánh giá rất cao trong khả năng phòng cháy chữa cháy, dành cho những tòa nhà, công trình lớn.

Cấu tạo của hệ thống này thường bao gồm nhiều đường ống liên kết với máy bơm chữa cháy, vòi chữa cháy, trụ cấp nước chữa cháy.

Nguyên lý hoạt động: Khi xảy ra đám cháy người dùng có mở van chặn ngay lập tức dòng nước dưới áp lực cao sẽ được phun ra khi đó hệ thống sẽ tự động làm việc để dập tắt các đám cháy, bảo đảm an toàn cho người và tài sản.

Hệ thống chữa cháy vách tường

Có mấy loại hệ thống chữa cháy vách tường

Có 2 loại hệ thống chữa cháy vách tường thông dụng nhất:

  • Hệ thống chữa cháy vách tường trong nhà thường áp dụng cho những đám cháy bên trong khu vực trong nhà xưởng, chung cư, kho bãi, công trình.
  • Hệ thống chữa cháy vách tường ngoài nhà (ngoài trời) dùng để chữa cháy cho những đám cháy bên ngoài nhà xưởng, công trình xây dựng.

Thuyết minh hệ thông phòng cháy chữa cháy vách tường

Để xem thuyết minh về hệ thống phòng cháy chữa cháy vách tường và các hệ thống phòng cháy chữa cháy khác vui lòng liên hệ với tư vấn viên của PCCC Hoàng Gia để được tư vấn và hướng dẫn một cách đầy đủ nhất.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy vách tường

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường

TCVN 2622-1995 tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường cho nhà và công trình. Văn bản quy định những yêu cầu khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng và cộng trình.

Văn bản TCVN 2622-1995 cũng nêu rõ những đầu mục khi thẩm định và xét đủ điều kiện trước khi đưa nhà và công trình vào sử dụng.

Một điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy thì cần dựa theo tùy hệ thống, cấu trúc, quy mô thì ngoài tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 còn cần dựa theo những tiêu chuẩn hiện hành khác để có thể hoàn thành hệ thống một cách tốt nhất.

Vị dụ một số công trình kho xưởng đặc thù cần có những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy riêng. Nhất là đối với những kho xưởng có chứa chất dễ cháy nổ, những vật liệu, hóa chất nguy hiểm độc hại.

Cấu tạo chi tiết của hệ thống chữa cháy vách tường

  • Có 1 bể chứa nước chữa cháy.
  • Bình áp lực cao, đồng hồ đo áp lực, rơ le áp lực.
  • Hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy.
  • Họng lấy nước chữa cháy vách tường.
  • Hệ thống máy bơm chữa cháy dự phòng và bơm tăng áp.
  • Hệ thống van một chiều, van hút xả, và van chặn.
  • Tủ điều khiển toàn bộ hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Hệ thống đổi dòng và van báo động.

Nguyên lý hoạt động, làm việc của hệ thống báo cháy vách tường

Khi xảy ra đám cháy một vài trường hợp cần chạy đến tủ điều khiển lắp đặt ống dẫn mềm. Tiến hành mở van một chiều và hướng lăng phun vào đám cháy. Khi bơm chính hoạt động sẽ có nước để dập lửa đồng thời, tủ điều khiển sẽ truyền tín hiệu cho trung tâm báo động và các thiết bị báo động khác trong khu vực cùng lúc sẽ hoạt động. Nếu có hai người trở lên một người có thể cầm lăng phun tiếp cận đám cháy và người còn lại có thể mở van cấp nước tại tủ điều khiển trung tâm.

Hệ thống chữa cháy vách tường

Phân loại hệ thống chữa cháy vách tường

Hệ thống thường được chia làm 2 loại:

  • Một loại thường được sử dụng bên trong công trình kiến trúc của nhà ở hoặc công ty, tòa nhà lớn …
  • Một loại thường được lắp đặt và sử dụng bên ngoài công trình của nhà hoặc công ty.

Điểm chung của 2 hệ thống chữa cháy vách tường này đó chính là phương pháp cấp nước bằng cách sử dụng bơm hoặc sử dụng trọng lực bằng cách lắp đặt bể chứa nước trên cao.

Thi công, lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường

Đối với những tòa nhà lớn, chung cư, công ty cần phải có thêm những bước chuẩn bị sau:

  • Thiết kế bản vẽ hoàn thiện hệ thống chữa cháy vách tường bố trí sao cho phù hợp với từng cấu tạo của công trình.
  • Đệ trình bản mẫu vật tư, tài liệu, sản phẩm, nhà cung cấp các thiết bị của hệ thống để đảm bảo chất lượng và độ bền cao nhất với thời gian.
  • Đệ trình bản vẽ thi công, thiết kế công trình.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực và  các thiết bị cần thiết để tiến hành bắt tay vào xây dựng hệ thống.
  • Triển khai thi công hệ thống.

Quá trình triển khai thi công hệ thống được thực hiện qua những bước sau

  • Dựa theo bản vẽ đã thiết kế từ trước tiến hành đo lường và cắt ống nước theo mẫu, độ dài của bản vẽ.
  • Theo bản vẽ và cấu tạo thiết kế của tòa nhà tiến hành lắp đặt các đường ống, các giá treo theo vách tường của tòa nhà.
  • Kết nối ống, van một chiều và phụ kiện của hệ thống bằng các mối nối được thể hiện trong tiêu chí kỹ thuật công trình theo đúng thiết kế đã định sẵn.
  • Dùng rockwool và chất trét kín ngăn cháy để bịt kín khe hở bảo đảm không rò rỉ trong hệ thống.
  • Thực hiện, tiến hành làm công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
  • Thử áp lực, kiểm tra cẩn thận rò rỉ đường ống hay không.
  • Đầu nối hoàn thiện hệ thống.

Một vài điểm cần lưu ý khi lắp đặt thi công hệ thống chữa cháy vách tường

Hệ thống chữa cháy vách tường cần phải lắp đặt sao cho phù hợp với từng công trình, bản vẽ, thiết kế của nhà, công ty cần được tính toán sao cho khoa học, hợp lý nhất để hệ thống có thể phát huy tối đa hiệu quả vận hành khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.