THI CÔNG LẮP ĐẶT ĐO KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA KIM THU SÉT TẠI THUẬN AN BÌNH DƯƠNG Hệ thống chống sét lan truyền, trực tiếp cần phải thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì và kiểm định theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi xảy […]
Hệ thống chống sét lan truyền, trực tiếp cần phải thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì và kiểm định theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi xảy ra giông bão.
1. Hệ thống chống sét trực tiếp bằng công nghệ kim cổ điển – Loại này gồm có 3 phần :
a) Các đầu kim thu sét:
Thường làm bằng thép mạ đồng, đồng thau đúc hoặc bằng inox. Lựa chọn chiều dài của kim còn phụ thuộc vào cấu trúc của công trình cần được bảo vệ .[Kiểm tra lắp đặt hệ thống chống sét, kim thu sét]
Kiểm tra lắp đặt hệ thống chống sét, kim thu sét bởi kiểm định viên của Chống sét Tiếp địa và sự chứng kiến của khách hàng
b) Dây dẫn sét:
Dùng để dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng dây thép hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn khoảng từ 8mm đến 10mm không nên đặt chìm trong tường nhà, đặt cách tường 50mm cố định bằng các điểm cách nhau từ 1m đến 1,5m
c) Hệ thống tiếp đất:
Dùng để tản dòng điện sét xuống đất và bao gồm :
– Các cọc tiếp đất – cọc tiếp địa: thường dài từ 2 mét đến 3 mét bằng thép mạ kẽm V 5 đến V10. Được chôn thẳng đứng & cách mặt đất từ 0,5m đến 1 mét. Càng nhiều cọc càng tốt, chia thành nhiều nhánh xung quanh công trình. Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét .
– Dây nối đất: thường là dây thép hoặc cáp đồng trần có tiết diện từ 8mm đến 14mm, dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau . Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét .
– Các điểm nối liên kết dây tiếp đất & các cọc tiếp đất với nhau phải được hàn hoặc bắt ốc chắc chắn.[Đo điện trở cho hệ thống chống sét]
Đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét. Công việc không thể thiếu sau khi thi công hệ thống chống sét và kiểm tra định kỳ hàng năm cũng như kiểm tra lại việc thiết kế chống sét có đảm bảo
Sét lan truyền và chống sét lan truyền là gì?
Sét lan truyền là khi sét đánh vào một vị trí nào đó nào đó thì trong vòng bán kính 2km từ vị trí bị bị sét đánh tất cả các vật bằng kim loại, các dây dẫn điện, đường truyền dữ liệu sẽ bị cảm ứng điện từ(nhiễm điện) có thể làm hỏng thiết bị, máy móc.
1. Hệ thống chống sét lan truyền: Có thể Chống sét lan truyền theo đường cấp nguồn và Chống sét lan truyền trên đường tín hiệu
– Dùng chống sét van sơ cấp ( gọi là thiết bị cắt sét nguồn 3 pha hoặc 1 pha , thường gọi là sứ chống sét ), lắp song song với nguồn điện, mỗi dây 1 van để cắt giảm xung điện sét lớn xuống đất. Cấu hình của loại này gồm có 3 phần :
a) Van cắt sét: Dùng để cắt xả xung điện sét lan truyền trên lưới hạ thế xuống đất , trước khi nó có thể theo nguồn điện đi vào phụ tải .
b) Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng sét từ van cắt sét đến hệ thống tiếp đất. Thường làm bằng dây thép hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn khoảng từ 6mm đến 10mm không đặt chìm trong tường nhà, đặt cách tường 50mm cố định bằng các điểm cách nhau từ 1m đến 1,5m
c) Hệ thống tiếp đất:
– Cọc tiếp đất để tản dòng điện sét xuống đất. Các cọc tiếp đất – cọc tiếp địa: thường dài từ 2 mét đến 3 mét bằng thép mạ kẽm V 5 đến V10. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5 đến 1 mét. Càng nhiều cọc càng tốt, chia thành nhiều nhánh xung quanh công trình. Khoảng cách cọc với cọc từ 3 đến 15 mét .
– Dây tiếp đất: thường là dây thép hoặc cáp đồng trần có tiết diện từ 8mm đến 14mm, dùng để liên kết các cọc tiếp đất này lại với nhau . Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét .
– Các điểm nối liên kết dây tiếp đất & các cọc tiếp đất với nhau phải được hàn hoặc bắt ốc chắc chắn.[Kiểm tra thi công hệ thống chống sét, kiểm tra đóng cọc tiếp địa]
Kiểm tra thi công lắp đặt hệ thống chống sét, kiểm tra đóng cọc tiếp địa
2. Cấu tạo của van cắt sét: Van cắt sét được chế tạo từ ô xýt kim loại thường là ô xýt kẽm. Đặc điểm của loại vật liệu này là chỉ có thể dẫn điện ở điện áp cao và sẽ trở thành vật cách điện ở điện áp thấp, điện áp càng cao thì dòng điện thông mạch càng lớn và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm về zê rô (còn gọi là khối điện trở phi tuyến)
– Nguyên lý làm việc của van cắt sét: Khi sét đánh trực tiếp vào đường dây điện hạ thế 3 pha 220/380vac – 50hz , hoặc sét đánh vào các vùng lân cận rồi cảm ứng vào đường dây hạ thế rồi lan truyền vào van cắt sét trước khi nó đến phụ tải (các thiết bị dùng điện ). Xung điện sét này có biên độ điện áp lớn làm cho điện trở phi tuyến của van cắt sét giảm, lúc này nó sẽ mở mạch để cho dòng điện sét đi qua nó xuống đất. Khi xung điện sét giảm thấp đến dưới giá trị điện áp của van cắt sét thì điện trở phi tuyến của van cắt sét sẽ tăng nhanh để ngắt dòng cắt xung sét và không cho dòng điện lưới đi xuống đất.
Tiêu chuẩn chống sét hiện hành – TCVN 9385:2012 “ Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế hệ thống chống sét, kiểm tra và bảo trì”. Được chuyển đổi từ tiêu chuẩn ngành TCXDVN 46:2007 thành tiêu chuẩn quốc gia
Hệ thống chống sét lan truyền, trực tiếp cần phải thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì và kiểm định theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi xảy ra giông bão.