Van giảm áp tại Thuận An Bình Dương

Van giảm áp là một thiết bị không thể thiếu trong việc lắt đặt các loại vật tư phòng cháy chữa cháy hiện nay. Van giảm áp có tác dụng giữ cho áp suất đầu ra của van ở một giá trị thiết lập sẵn thấp hơp áp suất đầu vào. Van giảm áp có 2 loại: Van […]

Giá: Liên Hệ

Giới thiệu Van giảm áp tại Thuận An Bình Dương

Van giảm áp là một thiết bị không thể thiếu trong việc lắt đặt các loại vật tư phòng cháy chữa cháy hiện nay. Van giảm áp có tác dụng giữ cho áp suất đầu ra của van ở một giá trị thiết lập sẵn thấp hơp áp suất đầu vào. Van giảm áp có 2 loại:

Van giảm áp loại 1: Van ổn áp.

Dạng van giảm áp này giữ cố định áp suất tại cửa ra của van mà không phụ thuộc vào độ biến động của áp suất lưu chất tới và đi khỏi van. Van này lại được chia làm 2 loại là van tác động trược tiếp và van tác động gián tiếp.

 – Van giảm áp tác động trược tiếp.

Có cấu tạo gồm: thân van, pittong điều khiển, núm chỉnh, rãnh nối, lò xo.
Nguyên lý: Ban đầu van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van giảm áp được điều chỉnh bởi núm chỉnh. Tác dụng của van là giữ cho áp suất đầu ra không đổi. Khi áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thủy lực, áp suất khoang trống nối với cửa ra của van bằng rãnh nối cũng tăng do đó sẽ đẩy pittong điểu khiển đi lên làm giảm tiết diện của cửa ra, dẫn tới làm giảm áp suất đầu ra. Khi áp suất đầu ra giảm thì pittong điều khiển đi xuống làm tăng diện tích đầu ra, kéo theo áp suất đầu ra tăng lên. Như vậy áp suất đầu ra sẽ gần như là không thay đổi.

 – Van giảm áp gián tiếp


Có cấu tạo gồm van chính và van phụ. Van chính gồm ống trượt có dạng trụ với các đoạn có kích thước khác nhau, lò xo cố định với độ cứng nhỏ. Than van có các rãnh nối các khoang chứa với cửa ra với nhau. Trên ống trượt cũng có các rãnh nối giữa các khoang. Van phụ có dạng bi trượt, gồm bi điều khiển, lò xo phụ, vit điều chỉnh lò xo.

Nguyên lý: Khi lò xo phụ thiết lập áp suất đầu vào. Van phụ sẽ được mở, lưu chất trong khoang gần van phụ sẽ thoát ra một lượng nhỏ. Nhờ đó dòng chảy qua rãnh trên ống trượt được hình thành. Khi đó áp suất tại khoang đó sẽ được giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, giảm tiết diện thông nhau giữa các khoang phía dưới. Quá trình này được lặp đi lặp lại. Mọi sự thay đổi của áp suất đầu vào và áp suất đầu ra đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt.

Van giảm áp loại 2: thiết lập quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của van.

Cấu tạo bao gồm phần tử điều khiển dạng pittong. Pittong này éo vào đế lò xo, lực ép của lò xo được điều chỉnh bởi vít xoay. Cửa vào của đầu van được nối với ống dẫn áp suất cao. Còn đầu ra thì lại được gắn với ống dẫn áp suất thấp. Ở vị trí ban đầu của van thì cửa ra và cửa vào không thông nhau. Khi áp của cửa vào tăng. Thì cửa ra và cửa vào thông nhau. Áp suất này càng lớn thì tiết diện thông nhau giữa cửa ra và vào càng lớn. Áp suất đầu ra sẽ lớn.