Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào tốt nhất ? Bình chữa cháy dạng khí CO2 có thể dùng để chữa các đám cháy loại A,B,C,E. Trong đó: – Đám cháy loại A: đám cháy liên quan đến các vật rắn dễ cháy như gỗ, vải , giấy,… – Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến […]
Bình chữa cháy dạng khí CO2 có thể dùng để chữa các đám cháy loại A,B,C,E. Trong đó:
– Đám cháy loại A: đám cháy liên quan đến các vật rắn dễ cháy như gỗ, vải , giấy,…
– Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu,…
– Đám cháy loại C: đám cháy liên quan đến các chất khí dễ cháy như metan, gas,…
– Đám cháy loại E: đám cháy liên quan đến các thiết bị điện.
Đặc biệt, bình chữa cháy CO2 sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy điện vì nó không làm hư hại thiết bị điện, vi mạch điện tử. Khi chữa cháy xong không phải vệ sinh như các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không khí.
Bình khí CO2 chữa cháy bằng cách phun một lượng khí CO2 được nén ở trong bình chữa cháy với nhiệt độ khoảng -79 độ C vào đám cháy. Nó sẽ khiến cho Oxy xung quanh vùng cháy loãng đi khiến cho vật cháy không thể duy trì sự cháy ổn định và dần tắt đi. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh của khí CO2 cũng làm giảm nhiệt độ của vật cháy khiến chúng tắt nhanh hơn.
Qua đây, ta cũng nhận thấy được những ưu điểm khi sử dụng bình khí chữa cháy:
– Dập tắt đám cháy nhanh, trực tiếp.
– Lý tưởng khi sử dụng với những đám cháy thiết bị điện.
– Thân thiện với môi trường, không phải vệ sinh sau khi chữa cháy như các bình chữa cháy khác.
Bên cạnh đó, bình khí CO2 chữa cháy cũng có một vài nhược điểm cần chú ý khi sử dụng.
– Trọng lượng toàn bình tương đối lớn ≈10 KG do khí CO2 được nén trong bình nên vỏ bình phải dày hơn để chịu áp lực. Sẽ khó khăn hơn khi di chuyển một chút.
– Đám cháy dễ tái phát nếu không dập tắt hoàn toàn trước khi ngừng sử dụng bình.
– Do CO2 tan nhanh trong không khí và thời gian chữa cháy của hầu hết các loại bình xách tay thường ngắn nên phải phun trực tiếp vào vật đang cháy để đạt hiệu quả cao nhất.
– Nếu đám cháy ngoài trời thì nên đứng đầu hướng gió khi chữa cháy, hạn chế sử dụng trong điều kiện có gió mạnh, hạn chế sử dụng trong phòng kín bởi khí CO2 có thể gây ngạt cho người trong phòng.
– Do được nén dưới nhiệt độ thấp -79 độ C nên tránh phun trực tiếp vào cơ thể người sẽ bị bỏng lạnh.
– Khi bảo quản, tránh để ở nơi có nhiệt độ cao quá 55 độ C.
Hi vọng với những kiến thức ở trên, quý khách đã hiểu rõ hơn về vấn đề bình khí CO2 dùng để chữa đám cháy nào, Ưu điểm và điểm còn hạn chế của bình khí CO2 chữa cháy hiện nay.