Trong cuộc sống diễn ra hàng ngày thì nguy cơ cháy nổ có thể sảy đến bất cứ lúc nào thậm chí là những lúc chúng ta không ngờ tới nhất. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về PCCC để sẵn sàng đối mặt […]
Trong cuộc sống diễn ra hàng ngày thì nguy cơ cháy nổ có thể sảy đến bất cứ lúc nào thậm chí là những lúc chúng ta không ngờ tới nhất. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về PCCC để sẵn sàng đối mặt và ứng phó đối với những sự bố bất ngờ xảy ra. Một trong những thiết bị quan trọng trong các thiết bị báo cháy hiện nay đó là đầu báo nhiệt, ngoài có mặt trong các hệ thống lớn hiện nay cũng có nhiều gia định tự trang bị cho mình thiết bị này nhằm đảo bảo an toàn và yên tâm hơn. Nhưng nhiều người còn chưa hiểu rõ đầu bào nhiệt là gì và hoạt động như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra những kiến thức cơ bản về đầu báo nhiệt trong hệ thống PCCC hiện nay.
Phân loại đầu báo nhiệt: Thông thường đầu báo nhiệt được chia làm 2 loại đó là đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.
Đầu báo nhiệt cố định: Sẽ hoạt động và gửi tiến hiệu đến trung tâm khi phát hiện nhiệt độ của môi trường lắp đặt chúng tăng lên 1 mức không cho phép. Loại đầu báo nhiệt được chia thành 3 nhóm là A, B và C. Trong đó, nhóm A có mức quy định nhiệt độ dao động từ 60 – 75 độ C, nhóm B là 80 – 95 độ C và nhóm C là 120 – 135 độ C.
Đầu báo nhiệt gia tăng: Được gọi tắt là ROR, là loại hoạt động và gửi tín hiệu về trung tâm khi môi trường có nhiệt độ tăng lên, tuy nhiên nếu nhiệt độ của môi trường chỉ tăng từ từ và không quá 20 độ C 1 phút thì đầu báo nhiệt sẽ không hoạt động.
Xét cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của 2 loại đầu báo kể trên, chúng ta có thể thấy đầu báo nhiệt cố định và gia tăng đều có cấu trúc đơn giản, không cần nguồn nuôi và cũng không bị tác động bởi nhiều yếu tố khác. Do đó mà chúng có thể dễ dàng hoạt động ổn định và cho kết quả chính xác. Gía thành của đầu báo nhiệt thấp hơn đầu báo nhiệt gia tăng, do đó mà chúng phổ biến và được sử dụng nhiều trong các hệ thống báo cháy tự động hơn.
Nếu như đầu báo gia tăng chỉ làm việc khi nhiệt khi tốc độ tăng nhiệt đạt ở mức giới hạn mà không tính đến nhiệt độ môi trường thì đầu báo nhiệt cố định chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường đạt đến giới hạn và không tính tốc độ gia tăng nhiệt.
Do đó mà khi xuất hiện đám cháy, đầu báo nhiệt cố định sẽ không thể phản ứng nhanh bằng đầu báo nhiệt gia tăng, tuy nhiên sản phẩm cố định lại có tính tin cậy cao hơn vì trong một số trường hợp, đầu báo nhiệt gia tăng lại không hoạt động như: Khi đám cháy phát triển chậm, khi nguồn sinh nhiệt bị che khuất,… Do đó tốt nhất là các bạn nên trang bị cho gia đình mình cả 2 hệ thống đầu báo nhiệt là tự động và gia tăng để đạt được kết quả tốt nhất.